Tiêm vaccine đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ em, là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và độ tuổi, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các loại vaccine cho phù hợp.

1. Vaccine cần được tiêm cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, có 2 loại vaccine cần thiết mà bố mẹ cần cho trẻ tiêm ngày khi mới sinh, gồm có:
  • Vắc xin Engerix B/ Euvax B liều sơ sinh phòng bệnh Viêm gan B, tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
  • Vắc xin BCG liều sơ sinh phòng bệnh lao.
Đây là những mũi tiêm đầu tiên của con giúp con tránh các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con. Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, không đủ khả năng tự bảo vệ mình trước những tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài, do đó việc tiêm vaccine muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ và có nguy cơ biến chứng thành bệnh lao. Các hệ quả mà trẻ phải chịu nếu như bị lao màng não như liệt tay chân, động kinh, sa sút trí tuệ,...Trong vòng 1 tháng tới 1 năm kể từ khi sinh, bố mẹ cần cho con hoàn thành mũi tiêm này và hiệu quả cao nhất nếu con được tiêm trong 1 tháng đầu tiên
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm virus viêm gan B có khả năng lây cho bé từ trong tử cung, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Nếu trẻ được tiêm vaccine trong vòng 24 giờ, hiệu quả bảo vệ bé trước virus viêm gan B là cao nhất. 

Các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi | Đa khoa Tokyo Bay

2. Vaccine cho trẻ từ 2 tới 4 tháng tuổi

  • Đối với trẻ 2 tháng tuổi
Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ). Loại vaccine: 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) hoặc 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Tiêm mũi 1.
Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam) phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy cấp. (liều 1)
Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 1)

Khi trẻ tròn 2 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt,.., các bệnh do phế cầu khuẩn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn. Ba Mẹ có thể chọn tiêm vắc xin kết hợp 6 trong 1 cho con để tránh con phải tiêm quá nhiều lần cũng như tiết kiệm được thời gian và công sức cho ba mẹ.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất non nớt, do đó rất dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. Để ngăn ngừa nguy cơ bị tiêu chảy do rota, ba mẹ nên cho trẻ sử dụng vắc-xin Rotarix.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ em và cả người lớn như: Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính,…  Vắc-xin phế cầu mang đến tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. 

Infanrix Hexa Full Prescribing Information, Dosage & Side Effects | MIMS  Philippines
  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi
Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).

Khi trẻ được 3 tháng tuổi sẽ tiêm/ uống liều thứ 2 của vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 và vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tiêm mũi 2 giúp củng cố và gia tăng hiệu lực bảo vệ của vắc xin hình thành sau mũi 1, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.
  • Đối với trẻ 4 tháng tuổi
Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2).
Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3).
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ tiêm mũi 3 vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, mũi 2 vắc xin phòng phế cầu khuẩn và uống liều 3 vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ đã trở nên cứng cáp hơn so với 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa đủ mạnh để phòng lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường. Vì vậy, bố Mẹ chú ý tiêm vắc xin đúng lịch cho trẻ trong giai đoạn này để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

3. Vaccine cho trẻ từ 6 tới 9 tháng tuổi

  • Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
6 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ vì vì trong khoảng 6 tháng đầu đời trẻ nhận được kháng thể từ mẹ để củng cố hệ miễn dịch. Từ 6 đến 36 tháng, kháng thể của mẹ truyền sang con không còn nữa, trong khi cơ thể chưa thể sinh ra đầy đủ kháng thể để tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn này càng trở nên đặc biệt quan trọng và không thể thiếu.
  • Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi gồm các vaccine sau: 
Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi.
Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu.
Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng Viêm não Nhật Bản.
Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng Sởi – quai bị – rubella
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C và nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như: Sởi đơn, Sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản.

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Một số biến chứng khi trẻ mắc sởi như: Viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm não, tiêu chảy, ói mửa, suy dinh dưỡng nặng, mờ và loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa… Các biến chứng do bệnh sởi thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, thủy đậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng, như: nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não,…

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, di chứng khoảng 50%. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản; các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, do đó để bảo vệ trẻ trước virus viêm não nhật bản, ba mẹ hết sức lưu ý mũi tiêm này cho con.

4. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi

  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ), PRIORIX (Bỉ), MMR (Ấn độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (Nếu chưa tiêm Varilrix)
  • Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A: Tiêm nhắc lại sau 6-18 tháng.
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).12 tháng tuổi, ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, các bệnh do phế cầu và vắc xin kết hợp phòng 3 căn bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng viêm gan A.
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ tổn thương và biến chứng nặng do viêm gan A. Không phải bất cứ trẻ nào mang mầm bệnh cũng biểu hiện triệu chứng ra ngoài và tién triển thành bệnh. Tuy nhiên khi virus gặp điều kiện thích hợp sẽ phát tác và gây ra những căn bệnh khác như suy gan, viêm gan cấp,… Các cơ quan y tế khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi, những người làm việc trong môi trường hoặc có lối sống dễ nhiễm bệnh, những người đã mắc viêm gan B, C hoặc bệnh lý viêm gan mạn tính cần tiêm vắc xin phòng viêm gan A.

Chi tiết giá thành các loại vaccine: https://tokyobayclinic.vn/trung-tam-tiem-chung

Đặt lịch tiêm TẠI ĐÂY
Đầu trang

Hotline

0969 574 565

Đặt lịch khám Japanese Site